Gặp hàng loạt sự cố, ô tô điện Trung Quốc Xiaomi U7 vẫn hút khách đặt mua
Nhân dịp sinh nhật 1 tuổi, SIM FPT đã mang đến chuỗi ưu đãi thiết thực với hơn 1 tỉ đồng data miễn phí đã được tặng đến hàng ngàn thuê bao, hoàn tiền 50.000 đồng vào tài khoản chính dành cho khách hàng hòa mạng mới từ ngày 10 - 12.1.2025.Bên cạnh đó, để hòa cùng không khí tết, FPT Shop triển khai chương trình “Tết mới - Số mới khởi sắc”, tặng 4.050 số tài lộc miễn phí cho khách hàng mua sắm tại hệ thống cửa hàng FPT Shop toàn quốc. Chương trình diễn ra từ ngày 20.1 - 5.2.2025, chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn đầu từ ngày 20 - 22.1.2025, tức ngày Ông Công Ông Táo, với 2.025 suất số tài lộc được tặng miễn phí. Giai đoạn thứ hai kéo dài từ ngày 25.1 đến hết ngày 5.2.2025, tức từ 26 âm lịch đến hết mùng 5 Tết Nguyên đán, tiếp tục chào đón thêm 2.025 số tài lộc mới. Ngoài ra, còn nhiều ưu đãi hấp dẫn khác từ mạng di động FPT, kéo dài đến hết ngày 28.2.2025, bao gồm giảm giá 50% SIM FTV119, tặng voucher 100.000 đồng để chọn SIM FPT số đẹp và voucher 50.000 đồng khi mua kèm điện thoại hoặc máy tính bảng.Đặc biệt, ngày 15.1.2025, FPT Shop đã tổ chức sự kiện mừng sinh nhật SIM FPT tại FPT University Hòa Lạc, ghi dấu mốc một năm phát triển ấn tượng với gần 400.000 thuê bao.Tại sự kiện, FPT Shop đã giới thiệu chương trình học bổng "FPT Shop - AI đỉnh chóp" với sứ mệnh đồng hành cùng thế hệ trẻ trong hành trình chinh phục ước mơ. Học bổng này mang thông điệp “Học tập không gián đoạn trong không gian số an toàn, lành mạnh”, khẳng định vai trò quan trọng của mạng di động FPT trong việc phát triển và hỗ trợ các tài năng trẻ tỏa sáng, hướng đến một tương lai rực rỡ.Chương trình sẽ trao 4 suất học bổng, mỗi suất trị giá đến 120 triệu đồng/năm, cho các học sinh xuất sắc trong 4 lĩnh vực: Học tập, thể thao, văn hóa (âm nhạc, mỹ thuật) và xã hội (CSR). Về thời gian và các vòng thi, vòng 1 sẽ là nộp và xét duyệt hồ sơ dự kiến từ ngày 1.2.2025 - 30.9.2025, tiếp đến là vòng 2 bình chọn từ ngày 1.10.2025 đến 30.11.2025. Kết quả sẽ được công bố vào ngày 31.12.2025, lễ trao giải diễn ra vào ngày 11.1.2026 nhân dịp mừng sinh nhật 2 tuổi SIM FPT.Xử phạt 2 người tung tin 'cô gái nhiễm HIV lây cho nhiều người'
Một nghiên cứu cho biết rằng mức độ testosterone cao ở nam giới có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ngược lại, thiếu hoóc môn này có thể là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường ở nam giới.
Đánh giá nhanh VinFast VF 7, 'ngôi sao hy vọng' của hãng xe Việt
Trong buổi trò chuyện với MC Nguyên Khang, Lê Phương trải lòng về tình yêu của mình dành cho sân khấu cũng như mối lương duyên với chồng kém 7 tuổi. Lê Phương thừa nhận tuy được khán giả yêu mến ở lĩnh vực phim truyền hình nhưng cô vẫn muốn dành sự trân quý cho sân khấu. Chia sẻ về hành trình chinh phục sân khấu, Lê Phương cho biết cô bắt đầu tại sân khấu 5B Võ Văn Tần, sau đó chuyển qua Thế Giới Trẻ. Thời gian này, cô tạm ngưng hoạt động nghệ thuật để sinh bé Cà Pháo. Khi trở lại sân khấu Thế Giới Trẻ, cô lại tiếp tục gián đoạn để sinh bé Pháo Bông. Sau đó, cô có cơ hội hợp tác với sân khấu IDECAF qua vở Tiên Nga và hiện tại đang làm việc tại sân khấu Thiên Đăng."Nếu đi diễn sân khấu để làm giàu, sống thoải mái với nghề thì không. Ví dụ, trong vở Cô giáo Duyên, tiền đầu tư cho phục trang so với tiền lương thì đã vượt rất nhiều rồi. Tuy nhiên, tôi sung sướng với điều này, tôi rất thích đi mua đồ cho nhân vật của mình nên diễn sân khấu là vì đam mê. Tôi còn thích đến sân khấu thật sớm, vở Cô giáo Duyên diễn ra lúc 18 giờ nhưng 13 giờ, 14 giờ là tôi lên sân khấu rồi. Tôi thích cảm giác mình từ từ đi vào nhân vật, trang điểm, làm tóc rồi đi ra sân khấu", cô chia sẻ. Không chỉ thành công trên con đường nghệ thuật, Lê Phương còn có gia đình êm ấm bên ca sĩ Trung Kiên. Cả hai gặp nhau trong chuyến đi công tác ở đảo Trường Sa và nên duyên sau thời gian tìm hiểu. Nữ chính Gạo nếp gạo tẻ chia sẻ khi cô bị say sóng, Trung Kiên đã mang cho cô một ly mì tôm. Điều này khiến cô có ấn tượng về một chàng trai nhỏ hơn mình 7 tuổi. Nhận xét về Trung Kiên, Lê Phương bộc bạch: "Anh ấy rất đàn ông, nhìn trẻ nhưng lại rất già, già trong suy nghĩ so với độ tuổi. Bây giờ đi ra đường mọi người vẫn nói tôi gần bằng tuổi chồng dù tôi hơn anh ấy 7 tuổi". Bên cạnh đó, nữ diễn viên gốc Trà Vinh còn cho biết thời điểm đó Trung Kiên đã biết cô lớn tuổi hơn nhưng vẫn quyết tâm theo đuổi vì cô có đầy đủ những thứ mà anh tìm kiếm ở một người phụ nữ. Sau 8 năm kết hôn, Lê Phương và Trung Kiên đều có sự thay đổi trong tính cách, biết lắng nghe nhau nhiều hơn. "Điều quan trọng là có chuyện gì vợ chồng tôi nói với nhau liền, thậm chí có những lúc cãi nhau rất lớn đến mức không ai can thiệp được. Đôi khi, chúng tôi còn nghĩ đến chuyện chia tay nhưng sau đó thì thôi. Ông xã thường nhắn tin xin lỗi vợ trước nhưng lâu lâu tôi cũng có chủ động làm điều này. Khi ở cạnh một người biết nghĩ cho mình, tôi cảm thấy an toàn hơn", mỹ nhân 8X tâm sự. Trong gia đình, Trung Kiên là người nghiêm khắc hơn Lê Phương đối với việc dạy con. Tuy vậy, cả Cà Pháo và bé Bông vẫn quấn quít, quý mến Trung Kiên. Nữ chính Tình như tia nắng thừa nhận: "Đối với con cái, anh ấy có cách dạy khác với tôi. Nhiều khi tôi thương con quá nên tôi không dạy được. Tôi chỉ nghe con nói chứ không nghe những thứ khách quan. Nhưng anh Kiên thì khác, anh ấy sẽ nhìn ra được con đang nói những việc có lợi cho bản thân, không đúng thực tế. Vì vậy, trong việc dạy con tôi thấy chồng tỉnh táo và đúng đắn hơn. Mặc dù ông xã rất nghiêm khắc, rất hung dữ nhưng hai đứa con đều theo anh ấy. Hiện giờ có những chuyện Cà Pháo không chịu chia sẻ với tôi, bé muốn nói với ba chứ không nói với mẹ. Tôi thấy con mình đã lớn và có niềm tin ở anh Kiên". Nhiều người từng tiếc nuối cho sự nghiệp của Lê Phương khi cô tạm dừng hoạt động sau thành công của Gạo nếp gạo tẻ, nhưng cô khẳng định đó là lựa chọn của mình. Sự ra đời của bé Bông không chỉ mang lại niềm hạnh phúc mà còn giúp cô kết nối với gia đình chồng nhiều hơn. Kết thúc buổi trò chuyện, Lê Phương khẳng định cô hài lòng với cuộc sống hiện tại vì có một gia đình trọn vẹn và sự nghiệp ổn định.
Ngày 22.2, tin từ Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Trà Vinh cho biết, đơn vị vừa tổ chức hội nghị bàn giao chức vụ Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh. Trung tướng Nguyễn Xuân Dắt, Tư lệnh Quân khu 9 và ông Ngô Chí Cường, Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh Trà Vinh, đồng chủ trì hội nghị. Theo quyết định của Bộ Quốc phòng, đại tá Trương Thanh Phong, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Trà Vinh, được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó tham mưu trưởng Quân khu 9; Đại tá Phan Minh Hưng, Phó sư đoàn trưởng Sư đoàn Bộ binh 330, Quân khu 9, được bổ nhiệm giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Trà Vinh. Tại hội nghị, ông Ngô Chí Cường chúc mừng 2 lãnh đạo quân sự nhận nhiệm vụ công tác mới. Phát biểu nhận nhiệm vụ, đại tá Phan Minh Hưng khẳng định sẽ thực hiện đúng nguyên tắc lãnh đạo của Đảng, phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể, đồng thời kế thừa tinh thần đoàn kết, thống nhất trong đội ngũ lãnh đạo, chỉ huy để quản lý và điều hành đơn vị hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.Phát biểu tại hội nghị, trung tướng Nguyễn Xuân Dắt mong muốn đại tá Trương Thanh Phong và đại tá Phan Minh Hưng trên cương vị mới sẽ phát huy năng lực, kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác; đồng thời, thường xuyên rèn luyện, nâng cao trình độ, hoàn thành tốt các nhiệm vụ.
Cần Giờ sẽ là hạt nhân dẫn dắt cho toàn vùng công nghiệp cửa biển
Tổ tiên luôn hiện diện qua bài vị - bát hương trên bàn thờ, để chứng nhận thành tựu và giám sát sự sai sót của con cháu. Trước bàn thờ, việc hiếu sẽ trợ lực cho tư tưởng giáo dục khuyến thiện và răn ác, rất nhân văn. Trong nhân sinh quan truyền thống Huế, tổ tiên được "về nhà" trong ngày giỗ và ngày tết. Con cháu phải chu toàn việc phụng dưỡng và kỵ chạp, coi sóc lăng mộ để thực hiện nghĩa vụ thứ hai của chữ hiếu là không để người nhà bị đói cơm rách áo (2 nghĩa vụ còn lại của "tam đại hiếu" là nối dõi và không để người nhà bị coi thường).Sau ngày ông Táo về trời 23 tháng chạp âm lịch, người ta lo dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ, thay cát bát nhang và chuẩn bị phẩm vật dâng cúng. Đến khi xong mọi việc hành chính, đồng áng…, thường là ngày 29, 30 tháng chạp, gia đình cúng tất niên để tạ ơn thổ thần, tổ tiên đã phò trợ gia đạo trong năm và mời tổ tiên về ngự trên bàn thờ ăn tết. Đó là thời gian tĩnh lặng, con cháu trở về sum vầy trước tổ tiên nên mâm cúng tất niên càng thiêng liêng. Người phụ nữ dành hết tâm sức, nguồn lực của gia đình để trước cúng (tổ tiên), sau cấp (con cháu hưởng lộc), theo tinh thần tùy gia phong (nhiều ít, tùy gia cảnh), phải lễ bạc lòng thành.Trên nền tảng nông nghiệp lúa nước truyền thống nói chung là nghèo, từ làng xã đến triều đình, tiền nhân đã triết lý hóa mâm cỗ theo hướng Sẻn (dè sẻn) mà Sang (sang trọng), phải Hòa (hài hòa) và Hóa (đa dạng, biến hóa), làm cho chuyện ẩm thực càng thêm nhiều ý nghĩa: ngon về vị giác; lành về dược lý; hài hòa về dinh dưỡng, chất liệu, màu sắc, bối cảnh; trang trọng thiêng liêng về không gian, chủ thể và khách thể; cẩn thận, tỉ mỉ trong cách thể hiện… Như món nem công chả phượng trong "bát trân" ở chốn cung nội, thực sự được làm từ công, phượng với sự cẩn trọng, tinh tế, an toàn tối ưu theo điển chế triều đình. Đấy như là "bản gốc", nhưng cũng có nhiều "phiên bản" khác nữa, cứ giảm dần, trong đời sống hoàng thân quốc thích, quan lại quý tộc thượng lưu, thay thế bằng gà rừng và trong dân gian là gà nhà, chim…; kể cả làm theo lối chay với nguyên liệu phù chúc, khuôn đậu, nấm, trái mít, sa kê, vả, thậm chí là cả cùi mít vốn là một thứ bỏ đi. Đa dạng, biến hóa, tinh tế, sang trọng chính là vậy.Mâm cúng tất niên ở cố đô Huế hội tụ món ăn từ nhiều chất liệu: thịt (gia súc, gia cầm, tự nhiên), thủy hải sản (từ sông, đầm phá, biển) và hệ thảo mộc (rau, củ, quả); được chế biến theo phương thức không sử dụng nhiệt (ăn sống, ăn gỏi, lên men, muối), có sử dụng nhiệt (tái, chín) như chiên, chưng, hầm, hấp, hon, kho, luộc, nấu, nướng, quay, tiềm, thấu, tái, um, xào…Trên mâm cúng, tô canh, tô hầm được bài trí ở giữa theo lối thủy tụ/tụ thủy, giúp định vị các món có nước xung quanh, rồi tới các món khô với thịt cá; ngoài cùng là các món xào, trộn. Hệ nước chấm, nước xốt, nước lèo đa dạng cho từng món ăn cụ thể, với sự điểm tô của gia vị nhiều màu sắc: tỏi, tiêu, ớt, hành, ngò, boa rô… Lại có ớt xanh, ớt chín đỏ, để nguyên trái hay xắt nhỏ, giã nát; tỏi nguyên củ hay lột từng tép, hoặc xắt nhỏ, để trên những đĩa nhỏ với danh xưng là phẩm vị. Gia đình càng có điều kiện thì mâm cỗ càng thịnh soạn, cầu kỳ, điển hình ở chốn cung đình. Từ năm 1793, J.Barrow trong tác phẩm Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà 1792 - 1793 đã thấy phong cách ăn uống của người Huế rất độc đáo. Bởi người Trung Hoa thường bày hết bát đĩa trên bàn, còn người Huế không chỉ bày kín mặt bàn mà còn chồng xếp bát đĩa lên nhau ba bốn lớp, tới hơn 200 cái, rất thịnh soạn và tinh tế.Sau tất niên, tổ tiên "ở lại", con cháu chu toàn chuyện cơm nước trên bàn thờ, biểu tượng hóa thành hệ bánh (chưng, tày, tét, lọc, in, tổ), mứt, dưa cải, dưa món, dầm (thịt, rau, quả) cùng nhiều hoa, quả… Còn lại tùy tâm, tùy sức, con cháu có thể làm mâm cỗ hay đơn giản ăn gì cúng nấy bởi nhu cầu dinh dưỡng ngày tết không cao và tránh lãng phí. Cái nhỏ nhắn, tinh tế rất thiết thực là vậy.Cho nên, mâm cúng tất niên là phong phú nhất, hội tụ kết nối hai cõi âm dương, giúp bồi bổ gia phong, gắn liền hiếu - trung xuyên suốt, giúp ổn định nền tảng xã hội. Mạch nguồn thiêng liêng đó cần được duy trì, xiển dương trong bối cảnh hiện nay, khởi đầu từ chuyện mâm cơm, mâm cúng.Ẩm thực Huế càng ngon, càng ý nghĩa hơn với mâm cúng tất niên, mở ra ngày tết xứ Huế, để Huế xứng danh với "kinh đô ẩm thực". Bóng dáng người đàn ông và người phụ nữ trong gia đình cũng "rạch ròi", được định vị rõ. Thuở xưa, người đàn ông thành danh ngoài xã hội, chu toàn chữ hiếu, chữ trung cũng nhờ hậu phương vững chãi với những nội tướng phía sau lo nhà cửa, ruộng vườn, thờ cúng tổ tiên, phụng dưỡng ông bà cha mẹ, dưỡng dục con cháu. Cái bếp phía đông phòng đỏ lửa, trang bếp thắp hương thường xuyên, kết nối bát hương trên bàn thờ, là hương hỏa, lo cho mâm cơm (hằng ngày) và mâm cúng (kỵ, chạp, tết nhất, sóc vọng) luôn tinh sạch, ngon, lành và trang trọng nhất.Bàn thờ tết xứ Huế được bài trí mang khát vọng an khang, phồn thực. Ngoài mâm cỗ, còn có nếp là tinh hoa trời đất ban cho, với nhiều dưỡng chất, kết dính (xôi, bánh chưng, bánh tét…); có chè, mứt bánh là vị ngọt trời ban. Hoa ở bên trái (đông) tượng trưng cho người phụ nữ với khát vọng đơm bông. Quả ở bên phải (tây) tượng trưng cho người đàn ông, được kết trái với tâm điểm là nải chuối, cho thấy sự chuyển hóa từ màu xanh dần sang vàng, chín đen. Bên trên là những trái trong vườn nhà, ưu tiên loại nhiều hạt (mãng cầu, lựu, dưa hấu, ổi, cam…) với khát vọng sản sinh mãnh liệt.